Hotline: 0917.665.665

DANH SÁCH THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG CHỨA CỒN NGOÀI RƯỢU, BIA

Ngoài rượu, bia thì một số loại thực phẩm phổ biến dưới đây cũng khiến nồng độ cồn trong hơi thở cao vượt mức cho phép. Vậy nồng độ cồn có trong hơi thở do ăn thực phẩm có bị xử phạt khi tham gia giao thông?

Theo Nghị định số 100/2019/CP-NĐ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, người uống rượu, bia khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt hành chính rất nặng, trong đó mức xử phạt dành cho ô tô, xe tải, xe tải nặng đã được điều chỉnh ở mức cao hơn

Mức xử phạt hành chính đối với ô tô, xe tải, xe tải nặng theo Nghị định số 100/2019/CP-NĐ

Mức xử phạt hành chính đối với ô tô, xe tải, xe tải nặng theo Nghị định số 100/2019/CP-NĐ

Máy đo nồng độ cồn của lực lượng chức năng luôn rất nhạy, do đó đôi khi tài xế không uống một giọt rượu, bia nào nồng độ cồn có trong hơi thở vẫn vượt mức 0 mg/1 lít khí thở do ăn những thực phẩm có chứa cồn dưới đây.

Danh sách thực phẩm có thể gây nồng cồn trong hơi thở

uong-ruou-bia-khong-lai-xe-iveco-hongyan 01

uong-ruou-bia-khong-lai-xe-iveco-hongyan 01

Cần làm gì nếu lỡ ăn thực phẩm chứa cồn trước khi tham gia giao thông?

Ngay sau khi vừa ăn những thực phẩm này xong và gặp lực lượng chức năng thổi nồng độ cồn thì nồng độ cồn có trong hơi thở sẽ vượt mức 0 mg/1 lít khí thở.

Tuy nhiên, tài xế không nên quá lo lắng sẽ bị xử phạt oan khi trong hơi thở có nồng độ cồn do ăn thực phẩm chứa cồn vì lượng cồn có trong những loại thực phẩm này đều không cao và sẽ bay hơi trong thời gian ngắn. Nếu không may ăn phải những thực phẩm này, tài xế nên đánh răng kỹ, súc miệng, uống nhiều nước, nghỉ ngơi khoảng 30-60 phút để lượng cồn bay hơi hết trước khi tham gia giao thông

Nói rõ hơn về vấn đề này, Ông Nguyễn Quang Nhật, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) – Bộ Công an cho biết trên thực tế có những tình huống như ăn trái cây (vải, nho, sầu riêng…) mà hơi thở có nồng độ cồn thì vẫn có thể xử lý được vì nồng độ cồn sẽ lưu lại không lâu. Hơn nữa, quá trình lập biên bản, người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn. Nếu chưa rõ ràng, người vi phạm giao thông sẽ được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác.